Các yêu cầu của bảng điều khiển điện năng lượng mặt trời

Nếu bạn đang có ý định sẽ lắp đặt điện mặt trời cho gia đình mình thì việc hiểu biết những kiến thức cơ bản các yêu cầu về bảng mạch điều khiển điện năng lượng mặt trời là gì, điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, đưa ra được quyết định sáng suốt hơn.

Ở bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cũng nhau thảo luận về một vài thuật ngữ chính như kilowatt-giờ và giảm điện áp, những điều cần cân nhắc đối với bảng mạch điều khiển nối lưới, thông tin về sơ đồ nối dây…

Các thuật ngữ liên quan

Kilowatt-giờ (kWh)

Một thuật ngữ quan trọng để hiểu về điện năng lượng mặt trời mà trước tiên bạn cần biết là kilowatt-giờ (kWh). Nói một cách đơn giản, kWh là đơn vị để đo lượng điện mà bạn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất điện.

Ví dụ: Nếu bạn có một thiết bị với thông số là 1000W (hay 1kW) vận hành liên tục trong một giờ (h), thì nó sẽ tiêu tốn một lượng năng lượng là 1000 x 1 = 1000Wh hay 1kWh.

Các công ty điện lực cũng thường lập hóa đơn tính tiền điện dựa trên mức tiêu thu của các hộ gia đình với đơn giá là kWh (hay chúng ta thường gọi là 1 ký điện). Do đó, việc bạn hiểu về thuật ngữ này có thể giúp bạn tính toán được mức tiêu thụ điện của gia đình mình và từ đó dễ dàng định cỡ hệ thống điện mặt trời phù hợp nhất có thể. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết kWh là gì?cách tính công suất tiêu thụ điện (kWh) của chúng tôi.

Sự giảm điện áp

Khái niệm giảm điện áp là khi dòng điện di chuyển qua một mạch điện, một lượng nhỏ điện áp sẽ bị mất đi do điện trở của dây dẫn.

Do vậy giảm điện áp có thể ảnh hưởng nhỏ đến sản lượng điện năng lượng mặt trời của bạn và lượng tổn thất sẽ tăng dần lên nếu bạn đi dây điện càng dài. Tôi xin liệt kê cho bạn 4 cách để có thể làm giảm thiểu tổn thất này:

  • Tối ưu chiều dài dây điện, càng ngắn càng tốt.
  • Bố trí các thành phần hệ thống một cách khoa học nhất, đặc biệt là vị trí biến tần.
  • Sử dụng loại dây cáp điện DC có kích thước lớn hơn (dây càng to điện trở càng nhỏ).
  • Ngay từ đầu, hãy thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời của bạn với mức điện áp cao hơn để vượt qua điện trở.

Trên đây là tóm tắt 4 cách để bạn có thể tối ưu tổn thất do điện trở gây ra, nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về hiện tượng này cũng như làm sao để giảm thiểu nó hãy đọc thêm bài viết này: Sụt áp là gì?

Quy tắc 120%

Khi định cỡ hệ thống solar theo các tấm pin mặt trời, bạn hãy ghi nhớ quy tắc 120%. Bên dưới đây là một ví dụ để giúp bạn có thể dễ hình dung và hiểu rõ hơn về quy tắc này cũng như ý nghĩa của nó đối với việc định cỡ pin mặt trời và yêu cầu về điện của hệ thống năng lượng mặt trời.

Ví dụ: Chúng ta có nguồn cung cấp năng lượng tiêu chuẩn là 200 ampe (A), cũng như có một bộ ngắt điện chính được đánh giá ở mức 200A. Từ đây, chúng ta làm thế nào để xác định được mức ampe tối đa cho phép của bộ ngắt biến tần hóa lưới này?

Trong trường hợp này, áp dụng quy tắc 120% chúng ta biết rằng tổng cường độ dòng điện các bộ ngắt sẽ không được vượt quá 200 x 120% = 240A, do đó bộ ngắt inverter có thể thêm vào tối đa là 40A.

Xem xét đối với bảng mạch điều khiển điện

Đối với các hệ thống điện mặt trời hòa lưới, kích thước của bảng mạch điều khiển điện sẽ có những hạn chết nhất định đối với kích thước hệ thống.

Nếu không có những hạn chế này, năng lượng kết hợp từ lưới điện và điện mặt trời có thể làm quá tải bảng mạch điều khiển.

Sơ đồi nối dây điện

Sơ đồ hệ thống dây điện là một phần thiết yếu trong việc lập kế hoạch lắp đặt và cho phép hệ thống năng lượng mặt trời của bạn đáp ứng các yêu cầu của bảng điều khiển điện. Bạn sẽ cần một bản trong tay trước khi được các tổ chức kiểm duyệt điện mặt trời cho phép.

Cách đọc một sơ đồ nối dây điện

Sơ đồ nối dây của pin năng lượng mặt trời có thể khiến bạn cảm thấy “đáng sợ” nếu bạn chưa từng đọc nó trước đây. Tuy nhiên, khi bạn đã làm quen với các ký hiệu và khái niệm thì nó không khó để có thể hiểu:

Lưu ý: Mỗi ký hiệu (như hình vuông, hình tròn,…) đại diện cho một thành phần trong hệ thống điện mặt trời. Các sơ đồ thường bao gồm phần chú thích để bạn có thể xác định được ký hiệu nào tương ứng với thiết bị nào.

Dưới đây là một ví dụ về một số ký hiệu được lấy từ sơ đồ nối dây của chúng tôi:

Các yêu cầu của bảng điều khiển điện năng lượng mặt trời 1

Trong hình trên, các hình chữ nhật (đánh dấu là A) đại diện cho các 3 tấm pin năng lượng mặt trời của hệ thống. Hộp vuông (đánh dấu là B) đại diện cho tủ điện DC.

Mỗi đường thẳng đại diện cho một dây điện kết nối các thành phần lại với nhau. Các dây thường được vẽ theo màu và sẽ có chú thích màu nào ứng với dây gì…

Các yêu cầu của bảng điều khiển điện năng lượng mặt trời 2
Ô vuông nhỏ màu xanh thể hiện rằng hai dây xanh lá cây được kết nối với nhau. Như vậy dây đỏ và xanh lá cây không hề kết nối với nhau, vì không có ô vuông tại điểm cắt ngang.

 

Các đường thẳng thường sẽ được vẽ chồng lên nhau nhưng không có nghĩa là chúng được kết nối với nhau.

Nếu chúng được kết nối thì trên sơ đồ bạn sẽ thấy tại điểm nối có một nút hình vuông. Mặt khác nếu 2 đường cắt ngang qua nhau nhưng không có điểm nút, thì có nghĩa là chúng không có kết nối với nhau.

Ý nghĩ của sơ đồ nối dây điện

Hãy lưu ý rằng sơ đồ nối dây điện chỉ mô tả cho bạn thấy được cách mà các thiết bị trong hệ thống được kết nối với nhau như thế nào, chứ nó không phải là một bản phác họa mô hình hệ thống điện mặt trời của bạn sẽ trông như thế nào.