Các bước lên kế hoạch cho một hệ thống năng lượng mặt trời

Có một số bước cần tuân thủ khi lập kế hoạch để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho ngôi nhà của bạn. Sau đó, hãy chọn một tuỳ chọn tốt nhất đối với bạn. Nhà cung cấp lắp đặt năng lượng mặt trời và công ty điện lực tại địa phương có thể cung cấp thêm cho bạn những thông tin về các bước để thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời một cách chính xác, hiệu quả và phù hợp với gia đình bạn.

1. Điều tra mức hiệu quả năng lượng của nhà bạn:

Trước khi bắt đầu quá trình thiết lập dự án năng lượng mặt trời cho ngôi nhà, bạn nên biết cách sử dụng hợp lý nguồn điện nhà mình hơn bằng việc điều tra việc sử dụng năng lượng và xem xét để tăng tiềm năng hiệu quả sử dụng điện. Bạn nên nắm rõ về tổng mức sử dụng điện của gia đình mình và xem xét các phương pháp đơn giản để giảm bớt mức tiêu thụ năng lượng.

Dưới đây là một vài thông tin để giảm mức tiêu thụ điện của nhà bạn:

  • Kiểm toán năng lượng điện trong nhà: Điều này có thể giúp bạn biết được nhà bạn đang bị mất năng lượng ở đâu và cần phải làm gì để cải thiện hiệu quả vấn đề tiêu tốn điện.
  • Thiết bị điện tử: Sử dụng các thiết bị điện tử của bạn hiệu quả hơn, xem xét đầu tư mua những dòng sản phẩm cao cấp, ít hao điện (ví dụ, chuyển từ bóng đèn sợi đốt sang bóng đèn LED).
  • Sưởi ấm và làm mát: Nếu bạn sử dụng điện để sưởi ấm và làm mát cho ngôi nhà, thì bạn phải hiểu rằng những thiết bị này “ngốn” rất nhiều điện. Việc tắt/bật/điều chỉnh nhiệt độ thiết bị hợp lý sẽ giúp bạn tiết kiệm được một lượng điện đáng kể.

2. Đánh giá tiềm năng

Trước khi quyết định cách tốt nhất để sử dụng điện mặt trời tại nhà, hãy đánh giá mức tiềm năng của năng lượng mặt trời có thể được sản xuất tại địa phương của bạn. Lượng năng lượng được tạo ra bởi một hệ thống tại một địa điểm cụ thể phụ thuộc vào mức bức xạ của mặt trời chiếu vào nó và kích thước của chính hệ đó.

Có một số dịch vụ và công cụ mô tả bản đồ có thể giúp bạn xác định được tiềm năng năng lượng mặt trời tại khu vực của bạn. Một số dịch vụ cũng cung cấp thông tin về quy mô ước tính, chi phí tối ưu và khoản tiết kiệm tiềm năng.

các bước để thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời 1

Những công cụ này là khá hữu ích để bạn có thể xác định xem ngôi nhà của mình có phù hợp với năng lượng mặt trời hay không cũng như lựa chọn lắp đặt như thế nào là tốt nhất cho hệ thống của bạn. Mặc dù các công cụ này thì hữu ích nhưng bạn không nên chỉ dựa vào chúng mà còn phải quan tâm và nắm thêm nhiều thông tin, vấn đề khác. Chính vì vậy, bạn sẽ cần làm việc với nhà cung cấp dịch vụ năng lượng mặt trời của mình, họ có thể đưa ra những đánh giá chính xác về tiềm năng mặt trời trong trường hợp cụ thể của bạn hơn.

Hãy xem xét những điều sau đây:

  • Bóng dâm của cây cối, các công trình, toà nhà gần nơi bạn lắp đặt. Bóng râm sẽ ảnh hưởng đến hệ thống điện mặt trời, do đó bạn cần lưu ý những yếu tố trên.
  • “Tuổi của mái nhà” là bao nhiêu và còn tồn tại được bao lâu nữa. Một hệ thống có thể tồn tại 25 – 30 năm, do đó, nếu bạn lắp đặt một dự án trên mái cần phải xem xét và chắc rằng mái nhà của bạn ít nhất còn hoạt động tốt trong 25 năm tới. Nếu không bạn cần phải chuyển sang lắp đặt trên mặt đất hoặc phải thay mới mái nhà trước khi cài đặt.

3. Ước tính nhu cầu sử dụng điện của gia đình bạn

các bước để thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời 2

Để giúp nhà cung cấp hệ thống PV của bạn đưa ra các đề xuất chính xác cho loại và kích thước, hãy thu thập thông tin về việc sử dụng điện của gia đình bạn.

  • Xem xét các hoá đơn tiền điện để xác định nhu cầu điện hàng năm. Mức sử dụng của bạn sẽ được tính bằng kilowatt-giờ (kWh). Xem lại từng tháng trong năm; bạn có thể sử dụng điện với các mức khác nhau mỗi tháng (ví dụ, vào mùa hè bạn sẽ sử dụng điện nhiều nhất vì dùng máy điều hoà, máy quạt rất hao điện).
  • Xem xét tất cả các kế hoạch có thể trong tương lai (càng nhiều càng tốt). Theo thời gian bạn mức tiêu thụ điện của nhà bạn có thể thay đổi và tăng lên. Có thể bạn sẽ “chào đón” thêm những đứa trẻ hoặc mua sắm những chiếc xe điện…điều đó sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng điện của bạn trong tương lai.

4. Tìm kiếm đánh giá uy tín của các nhà thầu năng lượng mặt trời

Khi tìm kiếm các trình cài đặt, hãy chắc chắn rằng tìm thấy các chuyên gia có trình độ và có những chứng nhận uy tín, chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp năng lượng mặt trời…Bạn có thể tham khảo bạn bè, người thân từng lắp đặt năng lượng mặt trời gần đây để nhận được các đánh giá từ họ.

các bước để thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời 3

Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm trực tuyến có thể giúp bạn dễ dàng tìm và so sánh các nhà cung cấp, cài đặt năng lượng mặt trời uy tín, chất lượng tại địa phương.

Một số câu hỏi bạn nên đặt ra cho những nhà cung cấp, lắp đặt:

  • Công ty có thể cung cấp cho tôi tài liệu, thông tin của một vài dự án trong khu vực gần đây bạn lắp đặt không? – Việc tham khảo ý kiến của các khách hàng trước đây của công ty là một ý tưởng rất tốt, họ có thể chia sẻ cho bạn về độ hài lòng về dịch của công ty đó cũng như trải nghiệm của họ
  • Doanh nghiệp của bạn đã được cấp phép và đạt các chứng nhận chứ? – Hệ thống nên được lắp đặt bởi những nhà cung cấp uy tín được chứng nhận bởi các Hiệp hội cũng như Nhà nước.
  • Chế độ bảo hành như thế nào? Ai sẽ đảm bảo vận hành và bảo trì hệ thống? – Hầu hết các thiết bị đều được bảo hành bởi một chế độ bảo hành theo tiêu chuẩn của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời. Việc họ có sử dụng những thiết bị chất lượng cao cấp sẽ chứng minh họ có chế độ bảo hành tốt.

Những nhà thầu cần phải nêu rõ công suất tạo điện tối đa của hệ thống cho bạn (đơn vị Watts-W hoặc kilowatt-kW). Đồng thời cũng yêu cầu ước tính sản lượng điện mà hệ thống sẽ sản xuất được hàng năm hoặc hàng tháng là bao nhiêu (kW). Con số này là rất hữu ích cho việc so sánh với các hoá đơn điện truyền thống của bạn để xem xét hiệu quả.

Các nhà cung cấp cũng nên nêu rõ cho bạn biết tổng chi phí cho việc thiết lập và vận hành hệ thống là bao nhiêu, bao gồm thiết bị phần cứng, cài đặt, kết nối lưới điện, chi phí thuế bán hàng và bảo hành. Chi phí trên mỗi watt và chi phí ước tính trên mỗi kWh là số liệu hữu ích nhất để so sánh giá giữa các nhà cung cấp với nhau vì trình cài đặt có thể sử dụng các thiết bị khác nhau hoặc đưa ra báo giá có kích thước khác nhau.

5. Hiểu về tài chính và ưu đãi hiện có

Tìm hiểu các ưu đãi khuyến mãi, giảm giá của các nhà cung cấp.

Nắm được các ưu đãi về tài chính của Nhà nước. Đặc biệt là chính sách yêu cầu công ty điện lực mua lại điện mặt trời của người dân với giá rất hấp dẫn.

các bước để thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời 4

6. Làm việc với nhà cung cấp

Sau khi tìm được một công ty về điện mặt trời uy tín, bạn cần lắng nghe và làm việc với họ để có những bước đi đúng đắn trong việc cài đặt hệ thống điện mặt trời.

Họ sẽ xác định kích thước phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn. Kích thước sẽ dựa trên lượng điện tiêu thụ của bạn (đã xác định được ở bước 3) cũng như một số yếu tố sau:

  • Lượng bức xạ mặt trời mỗi ngày tại khu vực của bạn.
  • Hướng và độ nghiêng của các tấm pin năng lượng mặt trời.
  • Hiệu quả của hệ thống trong việc chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng (quang điện).

Dịch vụ cài đặt của bạn sẽ đảm bảo rằng tất cả các thiết bị được lắp đặt một cách chính xác và định hướng, điều chỉnh góc nghiêng sao cho tối đa hoá công suất.

Hãy chắc rằng bạn hiểu về chế độ bù trừ điện năng và cách bán lại điện mặt trời cho công ty điện cũng như các khoản chi phí phát sinh nào mà bạn có thể cần phải trả.

>>> Thiết lập ngay một hệ thống năng lượng mặt trời với GivaGroup