Nếu bạn đang tìm kiếm cách lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, thì trước tiên bạn nên tự đặt ra 2 câu hỏi chính là: “chi phí lắp đặt là bao nhiêu?” và “sẽ tiết kiệm được bao nhiêu?“. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời và phân tích hai câu hỏi này một cách chi tiết.
Việc lựa chọn hệ thống điện mặt trời
Trước khi bạn có thể biết chi phí cho mọi thứ là bao nhiêu, bạn cần phải biết nhu cầu bạn cần là bao nhiêu. Hay nói cách khác, là bạn kỳ vọng hệ thống sắp cài đặt của mình sẽ sản xuất ra bao nhiêu điện trong ngày? Hệ cung cấp điện 50% hay 100% cho nhu cầu điện của gia đình bạn?…
Ngoài ra còn một số vấn đề về không gian diện tích như: Bạn dự định lắp đặt trên mái nhà hay dưới mặt đất? Diện tích mái nhà, đất trống của bạn là bao nhiêu? Mái nhà của bạn là mái bằng hay mái nghiêng?…
Bạn sẽ lựa chọn loại tấm pin năng lượng mặt trời Poly hay Mono? Sử dụng số lượng ít tấm pin công suất lớn để tiết kiệm không gian hay số lượng nhiều tấm pin công suất thấp để tiết kiệm chi phí?
Như bạn có thể thấy, quyết định này không hề đơn giản một chút nào vì có rất nhiều yếu tố mà bạn cần phải xem xét trước khi đưa ra quyết định lựa chọn loại hệ thống nào với kích cỡ bao nhiêu. Do đó, nếu bạn chưa thực sự tự tin vào kế hoạch của mình thì cách tốt nhất là hãy nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, chuyên viên bán hàng trong lĩnh vực năng lượng mặt trời vì có thể có những vẫn đề cần được xem xét nhưng bạn lại không nghĩ đến.
Làm gì tiếp theo khi đã chọn được quy mô hệ thống?
Bạn đã thực hiện những lời khuyên ở trên và xác định được một nhà cung cấp thiết kế một hệ thống với kích thước phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn. Tuy nhiên vậy là chưa đủ, bạn cần nắm thêm được những khái niệm, những vấn đề có thể bắt gặp trong khoảng thời gian sử dụng.
Vào những ngày nắng đẹp, hệ thống của bạn sẽ sản xuất rất hiệu quả, thậm chí vượt mức mong đợi nhưng vào những ngày nhiều mây, thời tiết bất lợi các tấm pin sẽ bị giảm sản lượng dẫn đến thiếu hụt cũng như ban ngày các tấm pin mặt trời làm việc để sản xuất điện nhưng ban đêm thì chúng sẽ không hoạt động. Vì thế, bạn sẽ cần một nơi để có thể lưu, dự trữ nguồn điện để phục vụ cho những tình huống đó.
Sẽ có hai lựa chọn dành cho bạn là một hệ thống nối lưới hoặc độc lập. Đối với hệ thống nối lưới, bạn sẽ kết nối trực tiếp với lưới điện quốc gia và lấy nó làm nơi lưu trữ lượng điện thừa ra. Còn đối với hệ thống độc lập, bạn sẽ cần phải trang bị thêm các bình ắc quy để tích trữ điện sản xuất ban ngày để phục vụ cho cả ban đêm.
Lợi tức đầu tư từ năng lượng mặt trời
Lợi tức đầu tư từ hệ thống điện mặt trời có thể được đo lường bằng một vài cách. Đầu tiên là khoản tiết kiệm hoá đơn tiền điện mỗi tháng (bạn có thể dễ dàng thấy được ngay sau tháng đầu tiên lắp đặt năng lượng mặt trời). Khoản tiết kiệm này có giá trị tuỳ thuộc vào giá điện tại nơi bạn sống, kích thước hệ mà bạn đầu tư…Ở Mỹ, tiểu bang California là nơi đi đầu về năng lượng mặt trời và theo một số thống kê lợi tức đầu tư hệ thống PV trung bình hàng năm ở tiểu bang này lên đến 1.500$ (~35 triệu đồng).
Ngoài ra lợi ích từ việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời còn có thể thấy được theo nhiều cách khác nhau nữa. Ví dụ, một ngôi nhà có trang bị sẵn điện mặt trời sẽ có thể bán với giá trị cao hơn rất nhiều mặc dù đã được sử dụng qua 5 – 10 năm. Hoặc sản lượng điện tạo ra vượt mức tiêu thụ của gia đình bạn, thì bạn có thể đem chúng bán cho công ty điện lực để kiếm thêm thu nhập rất đáng kể (giá bán điện năng lượnt mặt trời ở Việt Nam năm 2019 là 2.086 đồng/kWh). Thêm nữa, năng lượng mặt trời đem đến lợi ích cho toàn nhân loại bởi nó là nguồn năng lượng sạch và vô tận mà thiên nhiên ban tặng, việc bạn sử dụng điện mặt trời cũng như là bạn đang góp phần giúp môi trường sống trở nên lành mạnh hơn.