Máy bơm nước là một trong số những thiết bị gia dụng được liệt kê vào danh sách những máy móc “ngốn” điện nhiều bậc nhất. Điều này khiến nhiều người không khỏi đau đầu tìm giải pháp để có thể tiết giảm chi phí hóa đơn điện cho thiết bị này. Tuy nhiên, gần đây với sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, không chỉ có những hệ thống sản xuất điện mặt trời mà giờ đây ngay cả những thiết bị gia dụng cũng được tích hợp các tấm pin mặt trời nhằm tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo này, điển hình như: đèn năng lượng mặt trời, máy bơm điện mặt trời,
Máy bơm năng lượng mặt trời là một trong số đó, với việc tích hợp các tấm pin PV cho phép những chiếc máy bơm này có công suất lên đến vài mã lực, thậm chí có hệ thống bơm năng lượng mặt trời lên đến 10 mã lực, qua đó giúp người dùng tiết kiệm được một khoảng tiền điện khổng lồ từ lưới.
Cũng chính vì sự xuất hiện mạnh mẽ gần đây của dòng sản phẩm tiện lợi này, mà GivaGroup nhận được nhiều câu hỏi như: Mã lực là gì? Thống số HP trên mô tả của máy bơm năng lượng mặt trời có ý nghĩa gì?… Để có được câu trả lời cho thắc mắc này, mời các bạn tiếp tục đọc bài viết ngay dưới đây:
Mã lực là gì?
Đầu những năm 1780, sau khi chế tạo một động cơ hơi nước vượt trội so với động cơ hơi nước Newcomen (của Thomas Newcomen) cổ điển thời bấy giờ, James Watt đã tìm cách để tiếp thị phát minh của mình đến mọi người, ông quảng cáo rằng động cơ của ông sử dụng nhiên liệu ít hơn 75% so với động cơ Newcomen, với nhiều cải tiến khác. Lúc bấy giờ, có nhiều người sử dụng ngựa để kéo xe thay vì dùng động cơ hơi nước, do đó để dễ hiểu những người này đã hỏi ông rằng cái động cơ hơi nước này có thể thay thế được bao nhiêu con ngựa để so sánh. Vì vậy, ông quyết định thử một chiến lược khác để thuyết phục mọi người mua động cơ của mình.
Trước đó, Watt đã làm việc với những chú ngựa con kéo than tại một mỏ than và ông ta muốn có một cách nào đó để nói về nguồn sức mạnh của loài vật này. Sau đó, ông đã tìm ra rằng một con ngựa kéo điển hình có thể thực hiện khoảng 32.400 foot-pound (đơn vị lực) công việc trong 60 giây và duy trì tốc độ năng lượng đó cho một ngày làm việc dài (tức là một con ngựa kéo tốt có thể nâng 4,4 tấn vật liệu lên 1 mét trong vòng 1 phút).
Sau đó, ông ta làm đã làm tròn lên 33.000 foot-pound mỗi phút = 1 horsepower (1 HP) hay 1 mã lực.
Trên thực tế, đó là một ước tính quá lý tưởng vì rất ít con ngựa có thể duy trì được sức mạnh này cho cả ngày làm việc dài, nhưng đối với động cơ của Watt là một cổ máy nên vấn đề này không còn quan trọng.
Lúc này mọi người đã có một tài liệu tham khảo để đo cũng như so sánh sức mạnh của động cơ. Chính vì vậy, động cơ Watt đã hoạt động như một cuộc cách mạng và đóng một vai trò to lớn trong công cuộc Cách mạng Công nghiệp. Cũng từ đó, đơn vị đo lường sức mạnh của động cơ mã lực (HP) cũng trở nên phổ biến cho đến bây giờ.
Cách quy đổi mã lực sang watt
Mã lực (HP) và Oát (W) đều là hai đơn vị đo sức mạnh, điều này được định nghĩa là tốc độ mà năng lượng (công) được thực hiện.
Oát (đơn vị công suất) là một đơn vị tiêu chuẩn (SI), được tính từ 3 đơn vị SI cơ bản là kilogam (đơn vị khối lượng), mét (đơn vị khoảng cách) và giây (đơn vị thời gian):
1 Watt = 1 kg x m2 x s-3
Ta có thể viết lại là:
1 kg x m2 x s-3 = 1 kg x m x s-2 x m x s-1
Trên thực tế, đơn vị sức mạnh Mã lực rất phức tạp và ít được xác định rõ, có ít nhất 4 định nghĩa khác nhau về việc quy đổi mã lực:
- Mã lực cơ học, (?) 745.7 W
- Mã lực số liệu, (?) = 735.49875 W
- Mã lực điện, (?) = 746 W
- Mã lực nồi hơi, ℎ? () = 9,812.5 W
Để chuyển đổi mã lực thành watt, chúng ta cần tính quy đổi các đơn vị:
- 1 feet = 0.3048 mét
- 1 lực lb = 0.4536 kg tác dụng bởi trọng lực ở mức 9.807 m/s2
- 1 giây = 1/60 phút
Từ đó:
1 HP (?) = (33,000 x 0.4536 x 0.3048 x 9.807) ÷ 60 = 745.7 W