Điện mặt trời áp mái là kiểu lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời có chi phí phải chăng nhất đối với các hộ gia đình và các chủ doanh nghiệp.
Sự thay đổi về nhận thức của người dân theo hướng chuyển đổi sang sử dụng điện sạch đang ngày thể hiện rõ ở Việt Nam, với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của ngành năng lượng mặt trời. Rất nhiều hộ gia đình cũng như các doanh nghiệp lớn nhỏ thi nhau lắp đặt các hệ thống điện mặt trời áp mái.
Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Viêt Nam (EVN) tổng 4 tháng đầu năm 2020, sản lượng điện huy động được từ các nguồn năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện từ gió…) đạt 3.69 tỷ kWh, tính riêng điện năng lượng mặt trời là 3.13 tỷ kWh, sản lượng điện mặt trời này giấp 19.5 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Có thể thấy rằng nguồn năng lượng sạch này đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam, đặc biệt là điện mặt trời áp mái. Cũng trong 4 tháng đầu năm 2020, EVN ghi nhận đã có thêm hơn 5000 dự án điện năng lượng mặt trời áp mái đăng ký bán điện cho họ với tổng công suất lắp đặt lên đến 178.66 MWp (178,660 kWp), với tổng sản lượng điện mặt trời lên lưới hơn 137 triệu kWh.
Các hộ gia đình và doanh nghiệp bị thu hút bởi năng lượng mặt trời không chỉ bởi những lợi ích về kinh tế mà còn bởi lợi ích cao cả về vấn đề môi trường, từ việc giảm khí thải CO2 (khí nhà kính) của họ ra không khí.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những lợi ích mà điện năng lượng mặt trời áp mái mang lại nhé!
Vấn đề về kinh tế
Hệ thống năng lượng mặt trời áp mái có chi phí lắp đặt ngày càng rẻ, cho phép các hộ gia đình và doanh nghiệp ngày càng dễ tiếp cận hơn. Tiết kiệm được chi phí giá đỡ (giá đỡ cao đối với các hệ thống dưới mặt đất), tiết kiệm chi phí lắp đặt cùng với đó là công nghệ sản xuất pin mặt trời ngày càng được cải tiến giúp giá thành của chúng giảm đáng kể qua từng năm.
Vấn đề về môi trường
Không giống như nhiên liệu hóa thạch (nguồn nhiên liệu chính để sản xuất điện tại Việt Nam), các tấm pin năng lượng mặt trời tạo ra dòng điện mà không làm ô nhiễm môi trường hoặc thải khí CO2, không có tro hoặc các loại chất thải khác, không cần bất cứ nhiên liệu đầu vào nào khác ngoài ánh nắng mặt trời. Các hệ thống năng lượng mặt trời cung cấp các lợi ích về môi trường đáng kể như:
- Không tạo ra khí carbon (nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu) hoặc các loại khí nhiệt khác góp phần vào sự biến đổi khí hậu.
- Không tạo ra các chất thải độc hại như thủy ngân, sulfur dioxide, oxit nitơ, chì…
- Không tạo ra các chất thải có rủi ro lâu dài đối với môi trường như năng lượng hạt nhân.
- Không gây ô nhiễm tiếng ồn, nguồn nước… trong quá trình khai thác điện mặt trời.
Khác với các nhà máy nhiệt điện và thủy điện, các tấm pin mặt trời áp mái gần như không ảnh hướng đến môi trường sinh thái của các loài động vật hoang dã vì chúng thường chỉ lắp đặt trong những khu vực xây dựng dân cư, sinh hoạt của con người. Thêm nữa, các tấm pin mặt trời cao cấp phổ biến ngày nay như pin Poly và Mono được cấu tạo chủ yếu từ silicon tinh thể, là loại nguyên liệu sạch và thân thiện với môi trường.
Tuổi thọ của pin mặt trời có thể lên đến hơn 30 năm và hiện nay các nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời tại châu Âu cũng đã và đang phối hợp với các chuyên gia để nghiên cứu thêm những cách thức có thể tái chế các tấm pin một cách tối ưu nhằm bảo vệ môi trường.
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước
Các chính sách thúc đẩy của Nhà nước cũng là chìa khóa cho sự thành công và phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam, có thể kể đến như:
- Cho phép hòa lưới: Có thể bạn chưa biết, việc các hệ thống điện mặt trời áp mái được hòa lưới điện quốc gia sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn về pin lưu trữ. Nếu không được hòa lưới bạn sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí mua ắc quy để lưu trữ điện (tương đương với chi phí mua pin mặt trời).
- Mua lại điện mặt trời: Nhà nước đã hỗ trợ và thúc đẩy người dân lắp điện mặt trời áp mái bằng cách yêu cầu công ty điện lực phải mua lại điện mặt trời dư thừa với mức giá tốt.