Chắc hẳn khi đi mua sắm các thiết bị, hệ thống năng lượng mặt trời bạn sẽ nghe các chuyên viên nhắc đến RoHS compliant, vậy bạn có đặt ra câu hỏi liệu RoHS là gì? Chúng có ý nghĩa gì hay không?
RoHS (Reduction of Hazardous Substances) là một chỉ thị của Liên minh châu Âu tạo ra nhằm giảm tác hại của các chất nguy hiểm đối với con người và môi trường. Đây là lý do vì sao nó lại quan trọng và chúng ta cần lưu tâm.
Mục lục
Nguồn gốc của RoHS Compliant
RoHS bắt nguồn từ Liên minh châu Âu từ năm 2003. Mục tiêu của RoHS là để giảm tác động với môi trường và sức khỏe của con người bởi các thiết bị điện tử. Mục đích chính của chỉ thị này là thúc đẩy các nhà sản xuất có các quy trình sản xuất điện tử an toàn hơn để cung cấp sản phẩm hạn chế tối thiểu khả năng gây hại trong suốt vòng đời của thiết bị.
Tất nhiên, có những cá nhân và thậm chí các nhà phân phối quy mô lớn vẫn tiếp tục cung cấp những thiết bị không đảm bảo tuân theo chỉ thị này. Vấn đề này là do việc tuân thủ RoHS chưa được hiểu đầy đủ và thường bất tiện cũng như tốn kém trong quy trình sản xuất và việc kiểm tra, chứng nhận.
Tại sao chúng ta là những người sử dụng hoặc doanh nghiệp đều nên quan tâm đến RoHS? Tại sao chúng ta nên trả nhiều tiền hơn cho các dự án và hàng tiêu dùng thay vì mua các linh kiện giá rẻ, không tuân thủ RoHS?
Trong quá khứ, việc sản xuất và sử dụng những thiết bị điện tử không phải RoHS chỉ là khía cạnh văn minh của mỗi cá nhân (giống như việc chuyển sang dùng năng lượng mặt trời để bảo vệ thiên nhiên ngày nay), phần lớn mọi người đều lựa chọn những sản phẩm không phải RoHS vì chúng rẻ hơn, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư hơn.
Tuy nhiên ngày nay, việc sản xuất các thiết bị không phải RoHS là vấn đề pháp lý. Ở châu Âu, bạn phải sử dụng các thiết bị điện tử RoHS cũng như những nhà sản xuất phải cho ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn này.
RoHS được ra đời để cải thiện phúc lợi cho người tiêu dùng và môi trường. Kể từ đầu thế kỷ 20, các hóa chất đã được đưa vào sản xuất vì các đặc tính hữu ích của chúng như khả năng phát quang của radium hay nhiệt độ nóng chảy thấp của hợp kim chì-thiết 60/40. Do việc sử dụng những thứ này mới chỉ gần đây nên chưa nhận định được rõ ràng tác động có hại của các hóa chất này.
Một ví dụ điển hình của một hóa chất như vậy là khoáng chất amiăng. Nó cực kỳ dễ khai thác, dễ sử dụng và có các đặc tính rất hữu ích như chất chống cháy. Tuy nhiên, không được công chúng biết đến nhiều vào thời điểm đó, amiăng là chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm khi được gia công ở dạng bột. Điều này đã dẫn đến hàng trăm ngàn người rơi vào tình trạng sức khỏe kém như ung thư phổi, ung thư trung biểu mô và bệnh bụi phổi amiang.
Để đối phó với những vấn đề như vậy, Liên minh châu Âu đã đưa ra luật để cố gắng giảm việc sử dụng các chất có hại. Vào ngày 27 tháng 1 năm 2003 chỉ thị RoHS 2002/95/EC chính thức ra đời nhằm mục đích hạn chế, ngăn chặn việc sử dụng các chất có hại trong sản xuất các sản phẩm.
Nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Thiết bị điện có RoHS là cần thiết cho sự an toàn của riêng bạn. Mặc dù bạn không nhận thấy được những mối đe dọa ngay lập tức từ các chất như chì và oxit beryllium, nhưng các hóa chất này phơi nhiễm dần dần và lâu dài. Tiếp xúc bằng tay trần với các hóa chất này là đã bị ảnh hưởng và việc rửa tay đơn giản thì không thể loại bỏ được các tác động tiêu cực của những chất này.
Những hóa chất không RoHS đọc hại nhất là:
- Chì
- Cadimium.
- Thủy ngân.
- Hầu hết các loại nhựa brôm (PBB, PBDE).
Với các sản phẩm từ EU đều phải tuân thủ các chương trình đặc biệt, cụ thể là chỉ thị RoHS cho các thiết bị/linh kiện điện tử. Nếu một công ty bị phát hiện sản xuất, buôn bán các bộ phận không tuân thủ chỉ thị sẽ bị truy tố, phạt tiền và thậm chí là phạt tù.
Chỉ thị RoHS được áp dụng cho 10 nhóm thiết bị điện – điện tử:
- Thiết bị điện gia dụng lớn như máy điều hòa, tủ đông, máy giặt, lò vi sóng…
- Thiết bị điện gia dụng cỡ nhỏ như dụng cụ hút bụi, bếp điện, máy quạt…
- Thiết bị viễn thông công nghệ như máy vi tính, điện thoại bàn, máy fax…
- Thiết bị điện tiêu dùng như loa, đầu DVD, tivi…
- Các loại thiết bị dùng để chiếu sáng như đèn huỳnh quang, đèn halogen, đèn LED năng lượng mặt trời…
- Công cụ điện – điện tử như máy bơm nước, máy khoan, máy may…
- Đồ chơi, thiết bị thể thao và giải trí như máy chơi game PS, máy chơi xếp gạch, máy chạy bộ…
- Dụng cụ y khoa như máy trợ khí, máy đo huyết áp, máy đo nhịp tim…
- Thiết bị pha chế đồ uống như máy pha ca phê, máy xay sinh tố…
- Dụng cụ kiểm soát và quan sát như máy hút khói, máy hút mùi, lò sưởi, camera…
Các yêu cầu về tiêu chuẩn RoHS của Việt Nam:
Từ ngày 23/9/2011, thông tư số 30/2011/TT-BCT có hiệu lực ở Việt nam. RoHS là một trong số các quy định nghiêm ngặt của EU, có tác động đến hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam khi muốn xuất khẩu các mặt hàng liên quan sang thị trường châu Âu. Việc trang bị những kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ nhất về quy định RoSH là điều cần thiết đối với tất cả các nhà xuất khẩu Việt Nam. Bởi chúng có tác động đến hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu các hàng hóa có chứa hóa chất (ở dạng bắt buộc phải có hoặc dạng hóa chất phát sinh ngoài ý muốn) sang thị trường châu Âu.