Điện mặt trời là một dạng năng lượng đang ngày càng được phổ biến nhiều hơn trên thế giới bởi đây là nguồn năng lượng sạch và vô tận rất đáng để con người chúng ta tận dụng. Cho dù bạn là người tự lắp đặt hay thuê người để thiết lập một hệ thì đều phải nắm được những điều cơ bản để giúp bạn thu được kết quả tốt nhất.
Vì hệ thống mặt trời là một khoản đầu tư lớn và dài hạn, mọi quyết định được đưa ra trong quá trình cài đặt đều sẽ có tác dụng lâu dài, vì vậy để tránh gặp những rắc rối về sau này trong quá trình sử dụng thì chúng ta hãy xem xét thật kỹ lưỡng khi cài đặt. Dưới đây là 5 sai lầm mà bạn cần tránh khi lắp năng lượng mặt trời phổ biến:
Mục lục
1. Xem quá nhiều báo giá và lựa chọn sai nhà cung cấp
Có rất nhiều vấn đề khi nói đến hệ thống điện năng lượng mặt trời những có 2 yếu tố chính quan trọng là chi phí và tính bền lâu. Có rất nhiều sự cạnh tranh trong ngành lắp đặt năng lượng mặt trời và nhiều người không khỏi bị “ngợp” và bối rối trước các báo giá của nhiều nhà cung cấp. Có nhiều lựa chọn sẽ tốt nếu như đúng với những gì bạn đang tìm kiếm nhưng cũng có thể có những lựa chọn không phù hợp.
Đôi khi các ưu đãi trông có vẻ hấp dẫn sẽ làm bạn bị “xiêu lòng”. Tuy nhiên, phải luôn đảm bảo rằng sản phẩm bạn lựa chọn phải có được những tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, ví dụ như bảo hành công suất tối thiểu 90% sau 10 năm là tiêu chuẩn quốc tế mà bất cứ nha cung cấp nào cũng áp dụng. Sẽ thật tệ nếu bạn lựa chọn một nhà cung cấp giá rẻ hơn nhưng lại không đạt các tiêu chuẩn này.
Vì vậy, hãy chọn lọc những nhà cung cấp đã có uy tín hoặc hỏi ý kiến người thân, bạn bè đã từng lắp đặt
2. Không hiểu biết rõ về các vấn đề tài chính
Toàn bộ quan điểm của việc sử dụng năng lượng mặt trời là để làm sao tiết kiệm được một phần hoặc loại bỏ hoàn toàn hoá đơn tiền điện mỗi tháng. Bạn không thể nghĩ rằng miễn là mình cứ lắp năng lượng mặt trời thì sẽ tự động kiếm được lợi trong thời gian dài – để hệ thống của bạn có thể sinh lợi đòi hỏi bạn phải có những kế hoạch, tính toán trước.
Một số công ty lắp đặt ít kinh nghiệm sẽ chỉ có duy nhất một khái niệm chung chung về cách cài đặt một hệ thống mà không tính toán chi tiết các loại chi phí để tối ưu hoá tiền đầu tư cho khách hàng.
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để bạn có thể thu lại đầy đủ chi phí đầu tư và lắp đặt ban đầu cho hệ thống điện mặt trời của mình. Nếu bạn cộng tất cả sản lượng điện tạo ra và nhân số này với giá điện mà bạn phải trả cho công ty điện lực thì bạn có thể biết được số tiền mình đã tiết kiệm được. Tuy nhiên, giá điện có thể thay đổi tuỳ thuộc vào thời gian cho nên đây chỉ là phép toán sơ bộ, tính chính xác hơn sẽ không đơn giản như vậy.
3. Định cỡ sai hệ thống
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, sai lầm phổ biến nhất là định cỡ sai kích thước, đặc biệt là đối với những người dùng tự cài đặt và đối với hệ thống độc lập. Do đó, cũng có nhiều người lựa chọn cài đặt hệ hoà lưới điện quốc gia để tránh trường hợp sai kích thước.
Nếu các tấm pin năng lượng của bạn liên tục tạo ra nhiều lượng điện vượt mức tiêu thụ thì sẽ rất lãng phí. Thêm nữa, hệ thống có công suất càng lớn thì giá càng cao. Hoặc có trường hợp bạn lắp đặt ắc quy có dung lượng quá dư thừa cũng sẽ vô cùng lãng phí.
Như đã nói trên, đối với hệ thống độc lập đòi hỏi bạn phải thiết lập các tấm pin và các bình ắc quy phải phù hợp với nhau, nếu không sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống cũng như lãng phí chi phí đầu tư của bạn.
Nếu bạn chọn một hệ thống hoà lưới thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chúng cho phép lượng điện sản xuất dư thừa có thể lưu trực tiếp lên lưới điện quốc gia nên bạn không cần phải trang bị các ắc quy điện.
Liên quan đến vấn đề này còn có một quan điểm sai lầm khi đọc công suất hệ thống. Một hệ thống 5 kWh thì con số 5 kWh chính là mức công suất hoạt động ở điều kiện thuận lợi của hệ thống chứ không phải hoàn toàn lúc nào cũng ổn định mức công suất này, bởi vì vào những ngày thời tiết bất lợi (mây mưa, tuyết rơi…) hệ thống có thể sẽ không hoạt động với mức tối ưu được.
4. Vấn đề về sạc/xả ắc quy
Tuổi thọ của pin lưu trữ sẽ phụ thuộc vào cách sử dụng của bạn như thế nào. Đa số mọi người đều cho rằng các loại ắc quy để giữ cho chúng bền hơn thường chỉ xả ở mức dưới 50%. Tuy nhiên điều này không đúng đối với tất cả các loại ắc quy điện năng lượng mặt trời, có thể kể đến ắc quy lithium-ion cho phép bạn cả lên đến 90% mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ.
Nếu bạn chú ý đến vấn đề này, sạc và xả ở mức hợp lý mà ắc quy cho phép thì có thể kéo dài tuổi thọ của chúng lên đến 10 năm hoạt động. Các tấm pin tồn tại lên đến 30 năm trong khi ắc quy thì chỉ có tuổi thọ 10 năm, đây cũng chính là lý do mà nhiều người cảm thấy hối hận khi lắp đặt điện mặt trời độc lập.
Tuy nhiên, việc lắp dự án độc lập mục đích chủ yếu là được tự chủ về nguồn điện hoặc lắp đặt ở những nơi không thể kết nối với điện quốc gia, do đó mỗi loại hệ thống đều có những điểm mạnh và yếu riêng của nó, tuỳ thuọc vào nhu cầu của bạn là như thế nào để lựa chọn loại thích hợp.
5. An toàn là trên hết
Có thể bạn thấy một hệ 3 kW là công suất tương đối nhỏ, nhưng tuyệt đối đừng bao giờ coi thường sức mạnh của chúng vì chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, quá trình lắp đặt phải được kiểm duyệt kỹ càng để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
Hầu hết các vấn đề thiếu an toàn xảy ra là do sự hấp tấp, vội vàng trong việc cài đặt hệ thống. Các tấm pin năng lượng mặt trời cũng như những thiết bị điện tử thông thường, nếu “cẩu thả” trong việc lắp đặt có thể dẫn đến các tình huống giật điện, chập mạch gây ra cháy nổ nguy hiểm.
Tất cả các hệ thống điện mặt trời dân cư đều phải được thiết lập chính xác và được kiểm tra kỹ để đảm bảo nguồn điện tạo ra có thể dẫn truyền ổn định, an toàn và không bị quá tải.