Nếu bạn muốn xây dựng một hệ thống điện năng lượng mặt trời cho gia đình của mình, thì điều quan trọng là lựa chọn một cấu hình phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi muốn minh họa cho bạn hình dung được 5 cấu hình năng lượng mặt trời khác nhau mà bạn có thể lựa chọn:
- Cấu hình độc lập (hay ngoài lưới, không nối lưới) mà không có chức năng sạc điện lưới.
- Cấu hình độc lập (ngoài lưới) có chứng năng sạc điện lưới.
- Nối lưới cung cấp toàn bộ điện mặt trời sản xuất ra đưa vào lưới điện.
- Nối lưới cung cấp điện sử dụng trực tiếp và chỉ đưa vào lưới điện khi dư thừa.
- Nối lưới kèm theo pin lưu trữ dự phòng.
Mục lục
1. Hệ thống năng lượng mặt trời độc lập không có chức năng sạc điện lưới
Độc lập không có chức năng sạc điện lưới là loại lắp đặt năng lượng mặt trời phổ biến nhất trên toàn thế giới: nó cung cấp năng lượng cho các địa điểm mà không có nguồn điện lưới hay bất cứ nguồn nào khác có sẵn. Và đây chính là một trong số những mục đích chính khiến mọi người lắp đặt pin năng lượng mặt trời.
Bảng pin mặt trời tạo ra năng lượng, năng lượng sẽ được lưu trữ vào pin và sau đó được sử dụng theo nhu cầu.
Nhìn chung, các hệ thống độc lập tương đối nhỏ, thường có công suất phát điện chỉ trên dưới 1kWp (kilowatt-peak). Đây là cấu hình đơn giản và có quy mô rất nhỏ được ứng dụng cho rất nhiều dự án khác nhau.
2. Hệ thống điện mặt trời độc lập có chức năng sạc điện lưới
Cấu hình này vận hành tương tự như phía trên chỉ khác là có thêm khả năng sạc điện từ lưới. Chức năng sạc điện lưới này rất lý tưởng khi năng lượng mặt trời không đủ cho nhu cầu điện của gia đình bạn, vì hệ thống có chức năng này có thể tự động sạc pin bằng nguồn điện lưới AC nếu điện mặt trời sản xuất không đủ dùng.
3. Nối lưới: Cung cấp toàn bộ điện mặt trời vào lưới điện
Tất cả lượng điện được sản xuất ra từ hệ thống này được cung cấp vào lưới điện để nhận thanh toán từ công ty điện lực, chứ không đưa vào sử dụng trực tiếp.
Nối lưới đang trở nên rất phổ biến ở thị trường năng lượng mặt trời Việt Nam vì các khoản tài trợ có sẵn để giảm chi phí lắp đặt; bằng cách này bạn có thể kiếm tiền bằng cách bán điện trở lại cho các công ty điện lực thông qua biểu giá mà Nhà nước chỉ thị.
Theo cập nhật giá mua điện mặt trời mới nhất do Nhà nước quy định cho các công ty điện lực phải mua lại là 2.086 đồng/kWh.
4. Nối lưới: Chỉ cung cấp điện mặt trời vào lưới điện khi dư thừa
Với loại hệ thống này được cài đặt, ngôi nhà của bạn sẽ sử dụng điện năng lượng mặt trời vào ban ngày; bất kỳ năng lượng dư thừa nào bạn tạo ra sau đó được đưa vào lưới điện. Vào buổi tối và đêm muộn, khi hệ thống năng lượng mặt trời của bạn không sản xuất điện, thì bạn sẽ lấy điện từ lưới điện để sử dụng theo cách thông thường.
Lợi ích của việc lắp đặt năng lượng mặt trời nối lưới là chúng làm giảm sự phụ thuộc của bạn vào các công ty điện lực và đảm bảo rằng điện mặt trời sản xuất ra của bạn được sử dụng theo cách hiệu quả nhất.
Một nhược điểm của hầu hết các cấu hình nối lưới là nếu bị cắt điện, việc sản xuất điện từ các tấm pin năng lượng mặt trời cũng bị cắt. Nối lưới có thể hoạt động đặc biệt tốt ở vùng khí hậu nắng, nóng, nơi mà nhu cầu cao nhất về điện lưới và thời gian tiêu thụ điện thường trùng với thời gian mặt trời chiếu sáng. Cấu hình này cũng hoạt động tốt nhất khi chủ sở hữu sử dụng tối đa lượng điện mặt trời sản xuất ra.
5. Hệ thống nối lưới có nguồn lưu trữ dự phòng
Hệ thống này kết hợp cài đặt nối lưới với pin lưu trữ điện. Theo cách tương tự như các loại cấu hình nối lưới khác, bạn sử dụng năng lượng từ các mảng pin mặt trời của mình khi có mặt trời chiếu nắng và cung cấp điện dư thừa lên lưới điện. Tuy nhiên, không giống như một hệ thống nối lưới tiêu chuẩn, cấu hình này bổ sung thêm pin lưu trữ để dự phòng trong trường hợp công ty điện lực cắt điện mà bạn vẫn có điện để sử dụng.
Với việc thiết lập “các mạch điện được bảo vệ” trong tòa nhà của mình sẽ tiếp tục nhận được điện trong thời gian mất điện; điều này đảm bảo rằng một lượng điện đủ có sẵn cho các thiết bị cần thiết như đèn chiếu sáng, bộ điểu khiển làm lạnh và sưởi, khi có sự cố lưới điện xảy ra.
Nếu gặp trường hợp mất điện trong vài ngày liên tục, cũng có thể thiết kế năng lượng mặt trời kết hợp với các máy phát điện khác vào một hệ thống tương tác lưới, chẳng hạn như máy phát điện sử dụng dầu diesel. Điều này sẽ cho phép một hệ thống tương tác lưới hoạt động như một nguồn cấp điện liên tục (UPS) hiệu quả cao trong thời gian dài.
Chi phí của hệ thống nối lưới có pin lưu trữ dự phòng cao hơn hệ thống hóa lưới tiêu chuẩn, do chi phí bộ sung pin và bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời tương đối cao. Thông thường, cấu hình buộc lưới có thêm dự phòng sẽ tăng thêm khoảng 12 – 20% về chi phí so với cấu hình hòa lưới tiêu chuẩn. Giống như các hệ thống nối lưới thông thường, có thể bán lại nguồn điện dư thừa cho các công ty điện lực ở một số quốc gia, cho phép bạn có thể kiếm thêm thu nhập từ chính dự án năng lượng mặt trời của mình.
Có thể bạn muốn tham khảo:
- Những dự án điện năng lượng mặt trời hoàn thành của GivaSolar