Khi bạn đã xác định lựa chọn tốt nhất cho ngôi nhà của bạn là một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới, chúng tôi muốn giúp bạn định cỡ hệ thống của mình một cách chính xác và tối ưu nhất có thể. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn làm cách nào để định cỡ một hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới phù hợp nhất với mức độ tiêu thụ điện hiện tại của bạn mà không lo thiếu hụt hoặc quá cỡ (tốn chi phí).
Là một nhà thiết kế và cung cấp hệ thống có uy tín tại thị trường Việt Nam, chúng tôi làm theo quy trình từng bước để định cỡ các hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới hoạt động theo các ràng buộc và nhu cầu của Khách hàng.
Mục lục
Những yếu tố liên quan đến việc định cỡ hệ thống điện năng lượng mặt trời
Bước đầu tiên là tìm ra các ràng buộc chính trong dự án và sử dụng các hạn chế đó làm điểm khởi đầu cho thiết kế. Chúng ta có thể tiếp cận dự án điện mặt trời từ 1 trong 3 góc độ sau:
- Hạn chế về ngân sách: Xây dựng một hệ thống trong ngân sách mục tiêu của bạn.
- Hạn chế về không gian: Xây dựng một hệ thống dựa trên không gian bạn có, tiết kiệm không gian nhất có thể.
- Sản lượng điện mặt trời: Xậy dựng một hệ thống cung cấp đủ mức tiêu thụ điện năng hiện tại của gia đình bạn, nói cách khác là dựa trên hóa đơn tiền điện hàng tháng của nhà bạn.
Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi cung cấp một hệ thống thỏa mãn các thông số kỹ thuật của Khách hàng, nhưng cũng cần tính đến các yếu tố về kích thước, vị trí địa lý, kế hoạch tương lai của Khách hàng… Một số vấn đề phổ biến mà chúng tôi thường gặp như:
- Mức độ bức xạ mặt trời tại địa phương của bạn.
- Định hướng của các tấm pin năng lượng mặt trời (hướng và góc nghiêng).
- Kế hoạch mở rộng trong tương lai.
- Xếp hạng hiệu quả sản phẩm.
- Suy giảm hiệu suất tự nhiên trong suốt thời gian vận hành hệ thống.
Bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan từng bước về quy trình định cỡ lặp đặt hệ thống năng lượng mặt trời dựa trên những hạn chế trên.
Các bước định cỡ quy mô điện mặt trời áp mái cho ngôi nhà của bạn
1. Ước tính nhanh
Đầu tiên, thu thập mức sử dụng Kilowatt-giờ (kWh) từ hóa đơn điện của bạn. Chúng tôi muốn có tất cả số liệu 12 tháng hóa đơn điện gần nhất của gia đình bạn để có thể xem xét các thời điểm tiêu thụ điện cao nhất, thấp nhất và trung bình trong năm. Thường mức tiêu thụ điện tại Việt Nam sẽ tăng cao vào mùa hè (tháng 5 đến tháng 7) và mùa lạnh (tháng 11 đến tháng 2 của năm sau), thời điểm này chúng ta sử dụng nhiều các thiết bị điều hòa rất “ngốn điện”. Số liệu đầy đủ một năm dương lịch sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về mức độ tiêu thụ điện hiện tại của nhà bạn.
Hiện nay, Nhà nước đang có các chế độ đãi ngộ rất tốt cho những người dân, doanh nghiệp lắp hệ thống điện mặt trời, chẳng hạn như đề nghị công ty điện lực phải mua lại sản lượng điện mặt trời dư thừa của người dân với giá tốt. Do đó trước tiên, chúng tôi muốn bạn phải tìm hiểu rõ ràng các thông tin về các chính sách ưu đãi hiện có tại địa phương của bạn.
Tiếp theo, chúng tôi muốn khảo sát số giờ nắng tại khu vực của bạn mỗi ngày thông qua bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam:
Để ước tính chung, chúng ta có thể sử dụng công thức đơn giản bên dưới, sau đó tinh chỉnh thêm ở các bước sau:
(kWh tiêu thụ hàng năm ÷ 365 ngày ÷ Số giờ nắng trung bình mỗi ngày) x 1.15 (hệ số hiệu quả) = Kích thước hệ thống pin mặt trời yêu cầu
Nếu địa thế ngôi nhà của bạn không thể lắp đặt pin năng lượng mặt trời theo hướng thuận lợi nhất, thì chúng ta có thể sẽ cần phải điều chỉnh tăng số lượng tấm pin mặt trời lên.
Một ví dụ nhỏ để các bạn có thể dễ hình dung. Tôi sống ở TP. Hồ Chí Minh, theo bản đồ bức xạ mặt trời Việt Nam nhà của tôi sẽ có thể nhận trung bình 5.5 giờ nắng mỗi ngày. Rất nhiều phải không? – Đó là lợi thế của TP.HCM và cũng là lý do tại sao tôi lại ở đây và đang sở hữu một hệ thống điện năng lượng mặt trời. Tôi sử dụng 700 kWh mỗi tháng, tức là 8.400 kWh mỗi năm. Theo công thức ta có:
(8,400 kWh ÷ 365 ngày ÷ 5.5 giờ nắng) x 1.15 = Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới 5kw (chính xác là 4.81 kW)
Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho Khách hàng, chúng tôi đã thiết lập một công cụ giúp các bạn dễ dàng tính toán hơn:
Bạn có thể xem cách tính sản lượng điện mặt trời, diện tích cần thiết để lắp đặt, khoảng tiết kiệm tiền điện có thể của một hệ thống điện mặt trời cụ thể nào đó thông qua công cụ tính toán của GivaGroup, bằng cách
- Truy cập vào website: https://givasolar.com.vn/he-thong-dien-nang-luong-mat-troi/
- Kéo xuống phía dưới như hình bên phải để xác định kích thước hệ thống mong muốn
- Nhận báo giá hệ thống điện mặt trời hóa lưới phù hợp cho gia đình bạn từ nhà cung cấp GivaGroup
2. Tinh chỉnh thiết kế hệ thống dự tính
Để có thể lắp đặt chuẩn xác một hệ thống PV phù hợp với nhu cầu của bạn, đòi hỏi chúng tôi phải khảo sát thực tế vị trí địa lý ngôi nhà của bạn. Xem xét liệu mái nhà của bạn có thực sự là lựa chọn khả thi để nhận tối đa ánh sáng mặt trời hay không?
- Lưu ý: Về nguyên tắc để nhận được tối đa lượng bức xạ mặt trời các tấm pin mặt trời của bạn cần hướng về phía Xích Đạo. Việt Nam nằm ở bắc bán cầu, vì thế các tấm pin nên được hướng về phía nam.
Một mái nhà là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất để lắp đặt điện mặt trời hộ gia đình. Nó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí lắp đặt điện mặt trời so với các dự án lắp trên mặt đất (các chi phí giá đỡ dưới mặt đất rất đắt). Thêm nữa với kiến trúc xây dựng nhà ở Việt Nam, mái nhà thường nghiêng tạo độ dốc, điều này rất có lợi cho việc bố trí các tấm pin quang điện. Điện mặt trời áp mái cũng giúp chúng ta dễ dàng bố trí các thiết bị khác như inverter năng lượng mặt trời, lưới điện… gần nhau hơn, điều này giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí dây dẫn cũng như giảm thiểu hao hụt điện năng truyền tải. Nói tóm lại, nếu mái nhà của bạn đạt yêu cầu về kỹ thuật thì việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái là tuyệt vời nhất.
Có 2 “kịch bản” thường gặp liên quan đến diện tích mái nhà là:
- Không gian mái nhà rộng rãi: Điều này là rất tốt, cho phép bạn có nhiều phương án hơn trong việc lựa chọn các loại pin năng lượng mặt trời. Nếu không gian không phải là vấn đề với bạn, bạn có thể xem xét lựa chọn các loại tấm pin hiệu quả về chi phí như pin năng lượng mặt trời Poly chẳng hạn.
- Mái nhà bị hạn chế không gian: Không sao cả! Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các loại pin mặt trời thiên về hiệu quả kích thước hơn như tấm pin năng lượng Mono, loại này có giá cao hơn nhưng ở cùng một kích thước thì chúng sản xuất điện nhiều hơn pin Poly.
Nếu mái nhà không phải là một lựa chọn tốt đối với trường hợp của bạn, chúng tôi có thể xem xét đến việc lắp đặt trên mặt đất hoặc gắn trên cột.
3. Chọn thiết bị năng lượng mặt trời hòa lưới
Như vậy đến đây, bạn đã phần nào biết được quy mô hệ thống mà bạn cần. Bây giờ chúng ta sẽ tính toán xem cần phải mua sắm những gì?
Từ ví dụ của tôi ở trên, tôi đang cần một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới 5kW hay nói cách khác là một số lượng tấm pin năng lượng mặt trời có tổng công suất là 5.000 watt. Dưới đây là một vài “cấu hình” mà tôi có thể lựa chọn cho mình:
Lựa chọn | Số lượng tấm pin | Diện tích lắp đặt | Inverter yêu cầu |
Hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập, sử dụng pin Poly 260W | 20 | 33 m² | Biến tần bám tải Sunon-plus 5kW |
Hệ thống hòa lưới, sử dụng pin Poly 330W | 16 | 31 m² | Inverter hòa lưới Sofar Solar 5kW |
Hệ thống hòa lưới, sử dụng pin Mono 380W | 14 | 28 m² | Inverter năng lượng mặt trời 5kW KTLM-G2 |
Tất nhiên, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn nói chuyện và thảo luận với một người có kinh nghiệm trong việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời. Cách nhanh nhất để có được sự đánh giá kỹ lưỡng về nhu cầu năng lượng mặt trời của bạn là gọi cho chúng tôi theo số điện thoại (028) 73 031 011 hoặc 0934 033 083 hoặc nhắn tin qua Facebook Messenger để nhận được sự tư vấn tận tình của chúng tôi. Chúng tôi rất vui lòng được phục vụ Quý Khách hàng!